Go to the main menu Skip to content
Public enterprise working for the happiness of all through tourism, JTO
HOME > Câu truyện về đảo Jeju > Lịch sử của Jeju

Lịch sử của Jeju

History of Jeju

Không một ai trong độ tuổi tới trường lại không học về lịch sử của Jeju.
Đảo Jeju cũng là nơi lưu giữ lịch sử đầy biến động của Hàn Quốc.
Hãy cùng tìm hiểu lịch sử của người Jeju từ Thời đại Ba vị vua dưới triều đại của Goryeo và Choseon và thời kỳ thực dân nhật và sau đó tới thời kỳ của lịch sử hiện đại.

  • Lịch sử hàng nghìn năm của người Tamna

    The thousand year history of Tamna
    Tamna là tên gọi cũ của người Jeju, có nghĩa “đất nước của hòn đảo”. Quá trình hình thành nhà nước Tamma trên đảo Jeju được thể hiện rất rõ trong “ thần thoại dựng nước Tamma”- tập “thần thoại Samseung”. Để hiểu được những bằng chứng thuyết phục về thời kỳ bình ban đầu của Jeju, bạn hãy tới thăm quan Khu tiền sử Samyang-dong- nơi được đặt tên là khu di tích lịch sử số 416. Nơi này bao gồm những di tích còn sót lại từ thời kỳ sơ khai và là địa điểm sinh sống của những người dân Jeju đầu tiên từ thể kỷ thứ 3 trước công nguyên, tương đương với thời đại của ba vị vua. Khu vực này thể hiện rằng xã hội trong thời kỳ Tamna (200 trước công nguyên ~ 200 sau công nguyên ) được biết đến là đối tác thương mại tiềm năng của Baekje, Goguryeo và Silla dưới triều đại ba vị vua. Tamna cũng đã có mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với triều đại Dang của Trung Quốc và Nhật Bản sau khi dành được chủ quyền độc lập vùng biển. Họ trở thành thần dân của triều đại Goryeo và được chuyển tên thành Jeju có nghĩa là “tỉnh lớn bao quanh biển”.
  • Đổi tên từ “Tamma” sang “Jeju”

    The final battle site of anti-Mongolian resistance, Hangpaduri
    Tamma đánh mất vị trí là một quốc gia độc lập vào thời kỳ Koryo Sukjong năm 10 (1105). Vào thời đại Gojong (năm 1213~ năm1259) đổi tên thành “Jeju” có nghĩa là “đất nước trên biển”. Đây cũng là nơi lưu lại những di tích về Sambyeolcho-dấu ấn tiêu biểu của Jeju thời đại Koryo. Đảo Jeju là nơi xảy ra cuộc chiến cuối cùng của Sambyeolcho- quân chủ lực trong cuộc đấu tranh chống quân Mông ở thời đại Koryo, và cũng là nơi Sambyeolcho xây dựng pháo đài đá vững chắc, là nơi lưu lại dấu vết Sambyeolcho đóng quân kháng Mông. Tướng Sambyeolcho không chỉ xây dựng hệ thống phòng ngự ở Aewol mà còn xây dựng cả chiến trận gồm Hangpaduri, lâu đài đá bên trong với khoảng sân phía trước là nơi làm việc của quan chức chính phủ và đóng vai trò như bức tường thành bảo vệ, tuy nhiên nó bị sụp đổ vào năm 14 Koryo Wonjong (1273). Sau đó, Jeju rơi vào sự cai trị của Mông Cổ đến khi tướng quân Choi Yung tiêu diệt quân Mokho. Ngày nay chúng ta vẫn còn nhìn thấy những tàn tích của thời đại Koryo nơi xảy ra kịch chiến giữa tướng quân Choi Yung và quân Mokho như Saebyeol oreum, Oedolgae, Maksuk, Beomseom v.v
  • ‘Nơi lưu đày 1’ nhuộm tiếng thở dài

    History of Exile, Chusa Exile Site
    Ngay từ thời đại Koryo, Jeju đã được sử dụng như một nơi lưu đầy. Won sau khi khôi phục lại Koryo đã ra tay trừng phạt Sambyeolcho và lấy Jeju là nơi trực tiếp quản lý họ. Thời gian dài trôi qua, nơi đây trở thành nơi lưu đày tội nhân và đạo tặc. Jeju chính thức được sử dụng như một nơi lưu vong là vào thời đại Choson. Trong 500 năm của thời đại Choson đã thực hiện lưu đầy khoảng 200 người nhưng người bị lưu đày thuộc rất nhiều các tầng lớp khác nhau từ những người trong gia đình hoàng gia, học giả, quan võ cho đến phạm nhận và đạo tặc. Qua 500 năm của thời đại Choson, có rất nhiều nhân sĩ bị lưu đày ra đảo Jeju nhưng không tác động ảnh hưởng xấu. Một trong những nhân sĩ đó là Kim Jeong Hoi. Nơi này cũng là nơi Chusa Kim Jeong Hee hoàn thành "Sehando", trong khi lưu vong. Chusa được phục hồi nguyên vẹn ở Daejeong-eup Anseong-ri.
  • 3 Eup 9Jin 25 Bongsu 37Yeondae

    Trong 500 năm của thời đại Choson, Jeju bị phân chia thành Jejumok, Jeonguihyeon, Daejeong-hyeon và bị cai trị theo hệ thống 3 eup. Mỗi eup có xây dựng thành eup riêng và trong thành eup cũng cho xây dựng các tòa nhà và hệ thống cai trị. Mỗi một eup xây dựng một Hyanggyo- là cơ quan giáo dục quốc gia. Nơi đây có hệ thống phòng ngự cẩn thận để chống lại cướp biển. Ngày nay chúng ta vẫn còn nhìn thấy rõ hệ thống phòng ngự của thời đại Choson như Bức tường thành Hwanhae được xây dựng ven biển Jeju, Bongsu xây dựng ở đỉnh Oreum, Yeondae xây dựng ở ven biển …
    Có 9 điểm bảo vệ đó là Hwabukjin, Jocheonjin, Byeolbangjin, Aewoljin, Myeongwoljin, Chagwijin, Moseuljin, Susanjin…Ở tất cả các điểm đều có xây thành. Bongsu là hệ thống liên lạc thông tin liên kết đường núi và Yeondae là hệ thống liên lạc thông tin liên kết đường biển. Có tất cả 25 Bongsu và 38 Yeondae. Các di tích hệ thống phòng ngự còn lưu giữ gần như nguyên vẹn ở khắp nơi trên đảo Jeju.
  • Vết thương đau đơn nhưng phải đối mặt, Cuộc kháng chiến chống Nhật

    The outbreak of the Independence,or Jeju Hangil (Anti-Japanese), Movement
    Jeju không phải là ngoại lệ chịu sự cái trị khắc nghiệt của thực dân Nhật. Sau năm 1930, Nhật áp dụng hệ thống cai trị thời chiến và coi đảo Jeju là vị trí quân sự trọng yếu. Họ tăng cường hệ thống quân sự trên toàn đảo. Người dân trên đảo Jeju bị động viên xây dựng hệ thống quân sự cho Nhật. Rất nhiều người dân trên đảo Jeju bị động viên vào những việc nặng nhọc như bắt đi lính•trưng dụng•làm gái cho lính Nhật trong chiến tranh tùy theo lệnh tổng động viên trong thời chiến của quân Nhật. Trong hoàn cảnh hết sức khó khăn như vậy phong trào vận động kháng Nhật của người dân Jeju rất mạnh mẽ như cuộc vận động kháng Nhật Beopjeongsa xảy ra 1 năm trước cuộc vận động 3.1, phong trào kháng Nhật của những thợ lặn là nữ giới. Cuộc vận động kháng Nhật được mở rộng ở các nơi khác như cuộc vận động đại chúng chủ nghĩa Vô chính phủ v.v. Ngày nay chúng ta có thể tìm thấy các di tích quân sự Nhật chế còn lại ở khắp nơi trên đảo Jeju, Jeju là nơi tái hiện lịch sử đoàn kết vận động kháng Nhật của khu vực duy nhất trên đất nước chúng ta.
  • Tìm hiểu về bi kịch trước khi bạn trải nghiệm sự thanh tịnh của Công viên Hòa bình mồng 3 tháng 4

    Vào năm 1948, Jeju đã trải qua cuộc Xung đột mồng 3 tháng 4, được xem là một trong những bi kịch tồi tệ nhất trong lịch sử đương đại của người Hàn. Mười nhìn người đã hy sinh và khoảng hơn 130 ngôi làng bị phá huỷ. Vụ xung đột mồng 3 tháng 4 được xem như một cơn bão mạnh đã càn quét toàn bộ Jeju trong suốt 7 năm qua. Chính vì sự việc này, âu cũng dễ hiểu khi ta có thể tìm thấy các tàn tích liên quan đến sự kiện lịch sự mồng 3 tháng 4 trên khắp mọi nơi tại hòn đảo này.. Jeju nay trở thành hòn đảo du lịch và biểu tượng của thế giới hoà bình, nhưng nếu bạn muốn trải nghiệm nền hoà bình thực sự, điều đầu tiên, bạn nên tìm hiểu về thời kỳ bi kịch trước đó mà Người Jeju đã phải chịu đựng. Nếu bạn bỏ qua mà bước này, chuyến hành trình của bạn mới chỉ hoàn thành được một nửa mà thôi! Công viên Hòa bình mồng 3 tháng 4 được xây dựng nên để kỉ niệm vụ xung đột khốc liệt đó và nơi đây cũng được trưng dụng như địa điểm để giáo dục về hoà bình và nhân quyền. Các khu vực chính bao gồm: khu tưởng niệm những nạn nhân đã khuất Đài tưởng niệm, Bàn thờ, Quảng trường tưởng niệm, Trung Tâm Lịch sử 3 tháng 4, Trung tâm văn hoá 3 tháng 4 và các Bức tượng điêu khắc..