HOME > Jeju trong lòng thế giới > Công viên địa chất thế giới
Công viên địa chất thế giới
-
-
Công viên địa chất thế giới
Công viên địa chất thế giới là chương trình của UNESCO, nó được xây dựng với mục đích bảo vệ các di sản thiên nhiên có giá trị cao về địa chất, có diện tích đủ rộng để đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội địa phương và tăng thu nhập bình quân đầu người. Năm 2004 mạng lưới Công viên địa chất đã được thiết lập trên cơ sở hợp tác của UNESCO với Mạng lưới Công viên địa chất châu Âu (EGN). Đã có 77 di sản từ 25 nước trên toàn thế giới (tính đến năm 2011) tham gia vào mạng lưới Công viên địa chất thế giới này. Đảo Jeju-do đã được công nhận là một trong các Công viên địa chất thế giới của UNESCO vào tháng 10 năm 2010.
-
-
Với địa hình nhiều núi lửa và giàu tài nguyên, hòn đảo Jeju xinh đẹp ở cực Nam của Hàn Quốc được công nhận như là một trong những di sản địa chất nổi bật nhất thế giới. Ở đây có 9 địa danh tiêu biểu đó là: núi Halla: nằm giữa trung tâm đảo, là biểu tượng của Jeju, đỉnh núi Suwol: được biết đến là khu nghiên cứu tiêu biểu về núi lửa, núi Sanbang: được coi là mái vòm của dung nham núi lửa, bãi biển Đầu rồng: tái hiện lịch sử hoạt động núi lửa thời kỳ đầu hình thành đảo, vách đá Jusangjeolli (khi núi lửa hoạt động, dung nham phun trào, tạo thành các vách đá thẳng đứng và các cột đá 5~6 góc), địa tầng Seogwipo: tái hiện lại môi trường sinh vật biển từ 100 năm trước, thác Cheonjiyeon: tái hiện quá trình hình thành các thung lũng và các thác nước và xói mòn các tầng trầm tích, ngọn núi Mặt trời mọc Seongsan: là địa hình tiêu biểu của Eunghwa-gu và được coi là nơi mặt trời mọc, động Manjang: nơi duy nhất trên đảo du khách có thể trải nghiệm về hệ thống nham thạch phun trào.
-
-
Các Website chính của Công viên địa chất của Jeju;
-
A. đỉnh núi Suwol: Cấu trúc trầm tích của núi lửa B. núi Sanbang: Núi lửa phun tràon C. bãi biển Đầu rồng
D. vách đá Jusangjeolli: Dung nham của vách đá DaepodongE. địa tầng Seogwipo Tầng trầm tích cổ địa tầng Seogwipo
F. Thác CheonjiyeonG. núi Halla: Đỉnh trung tâm đảo Jeju H.Động Manjang: Động dung nham
I. ngọn núi Mặt trời mọc Seongsan: Núi lửa phun ngầm