HOME > Câu truyện về đảo Jeju > Ăn mặc ở
Ăn mặc ở
-
-
Đảo Jeju có đặc điểm địa lý và môi trường tự nhiên đặc biệt nên tạo ra nét văn hóa về thức ăn, quần áo và nhà hết sức độc đáo.
Ngày nay, người dân trên đảo Jeju vẫn duy trì hương vị độc đáo trong món ăn, y phục truyền thống đến công cụ làm việc nhà cửa chỉ có ở Jeju.
-
Quần áo Món ăn Nhà ở
-
Nhà ở
-
-
Jeongnang và Olle
-
Ngôi nhà truyền thống của Jeju được bao quanh bởi olle. Ở lối vào của olle có “Cổng Jeongnang”. Một Jeongnang bao gồm có 3 khúc gỗ đặt dọc theo lối vào của olle. Jeongnang ban đầu được xem là bộ phận sử dụng để giữ ngựa, và trâu bò, các loại động vật mà người Jeju truyền thống nuôi. Nhưng do trên đảo gió thổi mạnh nên các khúc gỗ được sử dụng thay thế cho cổng. Jeongnang không bị ảnh hưởng bởi gió, nó không bị vỡ thậm chí kể cả khi có bão. Ba khúc gỗ đó cũng được xem là phương tiện trao đổi thông tin giữa chủ nhà và các vị khách. Nếu cả ba khúc gỗ được đặt đúng vị trí, điều đó có nghĩa là không có ai ở nhà. Nếu hai khúc gỗ được sử dụng, điều này có nghĩa là chủ nhà sẽ đi ra ngoài trong khoảng thời gian dài nhưng khi một khúc gỗ được sử dụng trở lại, có nghĩa là chủ nhà sẽ quay về nhà sớm. Chiều dài của phần olle của mỗi nhà thường khác nhau và có thể dài, hoặc ngắn. Cũng có nhiều loại olle khác nhau và chúng có thể là loại thẳng hoặc cong, và rộng hoặc hẹp tại phần cuối. Các ngôi nhà truyền thống luôn luôn có olle. Ngôi nhà thường không được dễ dàng nhìn thấy trên đường do bị chặn bởi olle và vai trò của nó là để bảo vệ khỏi bị tác động bởi gió mạnh và các cặp mắt tò mò của mọi người. Jeongnang và olle chỉ có thể được tìm thấy tại Jeju và đây cách sống độc đáo không chỉ ở Hàn Quốc mà còn trên toàn thế giới.
-
-
Choga (Nhà có mái tranh)
-
Nhà mái tranh của Jeju là kiểu nhà duy nhất được tìm thấy trên đảo. Kiểu nhà này rất vững với phần tường đá được cấu tạo bởi lớp bao bằng đất .Phần mái che được lợp bằng rơm buộc chặt bởi nhiều loại dây. Từ xa xưa người dân Jeju đã chiến thắng mưa gió và tác động của môi trường thiên nhiên bằng sự thông minh của mình, tiêu biểu đó là họ đã thiết kế ra loại nhà có mái tranh. Tất cả các ngôi nhà tại Jeju được cấu tạo theo hình thù của một nhân vật của Trung quốc – có phần đường kẻ theo hướng nằm ngang và không có phần sân phía trước, ngôi nhà liền kề chung với các ngôi nhà khác. Ngôi nhà tranh truyền thống của Jeju có một ngôi nhà chính và nhà phụ. Ngôi nhà chính là khu vực để lưu trữ đồ ăn và tổ chức các hoạt động biểu diễn hoặ kỷ niệm. Cha mẹ sống tại ngôi nhà chính này và khi con lớn của họ đính hôn, người đó sẽ cùng gia đình của mình sống tại ngôi nhà phụ. Sau một thời gian nhất định, họ sẽ thay đổi địa điểm, thể hiện trách nhiệm tổ chức các hoạt động tưởng niệm để lưu truyền sang các thế hệ đời con cái. Tất cả các vấn đề liên quan tới người thân, lao động tâp thể, tài sản chung, các cuộc họp đều được quản lý bởi những người sống tại khu vực nhà chính. Nhà chính có nhiều chức năng quan trọng hơn ngôi nhà phụ. Ở các chính và nhà phụ đều có một nhà bếp và nhà vệ sinh riêng để mỗi thế hệ đều có thể sống độc lập. Các ngôi nhà này đều là khu vực sống dành cho các gia đình đơn. Tuy nhiên, đây là mô hình kinh tế của gia đình đôi. Các ngôi nhà truyền thống của Jeju thể hiện các khía cạnh phức tạp trong xã hội của Jeju ví dụ: khắc phục thời tiết trên đảo, thể hiện thuyết đo địa hình và saman giáo.
-
-
Dottongsi
-
Dottongsi là khu nhà nằm ở khu vực bên ngoài cùng. Dottongsi có tường thấp để đẩy lùi gió và chặn các ánh mắt bên ngoài khi có ai nhìn vào. Vì vậy, mọi người sẽ cảm thấy an toàn khi nhìn xung quanh. Phần dưới của Dottongsi được trải bởi rơm, lợn thường được nuôi tại đó, để ăn phần thức ăn hỏng. Phần rơm rạ được trộn lẫn với phân người một cách tự nhiên và loại phân bón được sản xuất theo cách thức này rất quan trọng đối với ngành nông nghiệp của Jeju. Dottongsi duy nhất tại Jeju không chỉ giúp giữ môi trường thiên nhiên trong lành sạch sẽ nhờ tái chế phần rác thải không sử dụng đến mà còn giúp sản xuất ra loại phân bón tự nhiên, thường hay sử dụng trong nông nghiệp.